Tháng 3 về, nắng gắt dần
bởi vùng đông bắc Thái Lan đang vào mùa khô. Cái nắng nóng bắt đầu đe
dọa con người và muôn loài. Phải đến tháng 5 thì nơi đây mới mát mẻ trở
lại. Những thảm cỏ non tơ được lao công tưới tắm hàng ngày cũng ko đủ
sức chịu đựng, nhiều nơi đang héo dần. Nhiều cây cối dọc đường không
quen mùa nắng nóng cũng ủ rũ.. Những giò phong lan được mệnh danh bền bỉ
đợi chờ cũng trơ cành hẹn mùa tái ngộ ... Có ai biết rằng, trong cái
mùa hanh hao này có một loài hoa vàng rực nở khắp các đường phố Thái
Lan, át cả cái chói chang của nắng, tươi rói những góc trời. Người Thái
gọi đó là hoa Đoọc khun. Hoa này tên tiếng Thái là Dok Khun (ดอกคูณ) hay
còn có tên khác là Dok Rajapruk (ราชพฤกษ์) ).
Theo
Bách khoa toàn thư hoa có tên Muồng hoàng yến. “Muồng hoàng yến còn có
tên là Muồng hoàng hậu, Hoa lồng đèn, Bò cạp nước, Bò cạp vàng, Osaka,
Mai dây, Cây xuân muộn, Mai nở muộn”. Theo một số blog thì đây là tên do
người Việt Nam đặt treo sự cảm nhận của những nơi có loài hoa này. Dok
Khun có tên khoa học là Cassia fistula L), thuộc phân họ Vang của họ Đậu
(Fabaceae). Loài muồng này có nguồn gốc từ miền nam châu Á, từ miền nam
Pakistan kéo dài về phía đông qua Ấn Độ tới Đông Nam Á và về phía nam
tới Sri Lanka”.( Bách khoa toàn thư). Thật là lạ, càng những nơi cằn khô
Dok khun càng tươi màu rực rỡ.
Vào tiết giêng hai mát mẻ thì
cây đoọc khun trơ trụi lá chỉ có những quả là quả. Quả đoọc khun lép như
hình quả đậu, dài, độ hai gang tay treo lủng lẳng, dày đặc. Tháng ba,
Dok khun lên chồi non, thách thức cùng nắng gió. Hoa nở vàng rộm, thành
từng chùm, buông rủ xuống, khoe màu trên các ngả đường, góc phố , sân
trường… Loài hoa này ở Thái Lan nở rộ vào khoảng từ giữa tháng ba, sang
tháng tư. Hoa nở thành chùm, rủ xuống như có bàn tay tạo hóa treo những
giải vàng ban tặng con người. Có những cây chỉ còn đôi cành lá xanh non
lơ thơ trang điểm cho những chùm hoa vàng rực rỡ như ai đó đã buộc thành
thứ lớp để dâng cho đời lộc vàng, nhựa sống. Giữa nắng cháy, hoa càng
tươi màu, rực rỡ lung linh Ở vương quốc mà Phật giáo là quốc giáo này,
màu hoa cũng được xem là sắc màu của Phật và sự vinh quang. Và màu vàng
cũng là sắc màu tượng trưng cho hoàng gia nên hoa Dok khun được xem là
quốc hoa của Thái Lan. Có lẽ vì thế mà hoa đooc khun là biểu tượng của
sự may mắn trong tâm thức người Thái chăng?.
Điều đặc biệt là khi
đooc khun vào mùa cũng là lúc người Thái cảm nhận tết cổ truyền đang
đến gần. Nhà nhà đã bắt đầu chuẩn bị đón năm mới. Người người đã bắt đầu
hò hẹn đi lễ chùa, trẩy hội. Năm mới của người Thái được tính theo phật
lịch. Ngày tết truyền thống –Tết té nước (songkran) cũng là ngày Phật
sinh ( đản sinh).Nên hàng năm Tết té nước diễn ra từ 13- 15/4. Ngày tết
mọi ngườicó thể chúc nhau bằng hoa đoọc khun để cầu may mắn. ( cũng
giống như người Việt chúc nhau bằng mai, đào và xem mai đào là biểu
tượng của năm mới khi xuân về tết đến.) Mỗi ngày trên con đường đi về,
hoa đoọc khun càng nở nhiều hơn, kiêu sa, quí phái, phảng phất hương dịu
dàng, tôi thầm nghĩ năm mới và những điều may mắn lại đến với người dân
Isan hiền lành, nơi có mái trường đại học Mahasarakham tôi đang công tác.
Con đường vào chung cư giáo viên, đoọc khun trút lá chỉ trơ cành và quả...
còn để lộ cả tổ chim đáng yêu.
Con đường đến trường
Đường vào khu chung cư giảng viên
mà yêu cũng nhiều và được yêu cũng nhiều, ấy vậy mà trái tim vẫn … v..
phẩy, phết hỏi ngã thế nào , chổ -chỗ nào đây ? Chấm chỗ chữ cô hay
phế..
Lỗi này là lỗi của Thiên đình (dạy và hoc chưa tốt), Cớ sao Cô lại phải rình mình em.
Toét mắt là tại hướng đình , cả làng đều vậy....