Dưới tiêu đề
"Chạy", đức lang quân PT đã có một góc nhìn về bức tranh xã hội thời
hiện đại. Nhân đọc Đoản khúc 3 về thành phố của Thọ Lôc với những cuộc
"chạy" mang màu sắc khác nhau của hai thành phố lớn HN và HCM, PT đưa
lên đây để các bạn quan tâm hiểu thêm về phu quân PT và cũng hiểu tiếng
nói của một bộ phận trí thức trong xã hội ngày nay.
“CHẠY”
Theo từ điển
Việt Nam, “ chạy” là một động từ chỉ trạng thái vận động của con người. Chạy là
sự di chuyển với tốc độ cao nhằm về đích nhanh hơn. Vì thế “ chạy” được đưa vào
làm môn thi đấu của các giải điền kinh thể thao trong nước và quốc tế được
nhiều người yêu thích với nhiều nội dung như: chạy 100m, chạy 800m, chạy
3.000m, chạy tiếp sức, chạy vượt chướng ngại vật, chạy Marathon….
Ông bà già, thanh, thiếu niên buổi sáng “chạy” thể dục để rèn luyện dẻo dai đôi chân, tăng cường sức khỏe.
Đi học muộn, các em học sinh “chạy” để đến trường đúng giờ.
Bà hàng rau gánh rau vừa đi vừa
“chạy” để kịp buổi chợ kẻo chựa trưa rau héo…
Bị chó dại tấn công, người ta “ chạy” như ma
đuổi để tự vệ bản thân.Bà mẹ đang làm đồng nghe tin con ở xa về vội “chạy” tắt cánh đồng về nhanh để mau được gặp con.
Có thể nói từ khi sinh ra,
lớn lên không ai là không trên một lần “chạy”, “chạy” trở thành hành động bản
năng của con người để sinh tồn.
Nhưng có lẽ trong từ điển
Việt Nam
chưa hề có định nghĩa về một khái niệm
“ chạy” chỉ mới phát sinh
trong khoảng vài ba thập niên trở lại đây. Đó là khái niệm “chạy” không phải
với nghĩa của một động từ, nó như là một tính từ bởi nhiều tính chất khác nhau
của nội dung khái niệm. Khái niệm “chạy” này rất phong phú và đa dạng, nó được
biến hóa ở rất nhiều hình thức, và âu cũng là một “phản xạ tự nhiên” của con
người để sinh tồn.
Mới lớn lên, sắp bước vào tuổi đi học, các
cháu đã được bố mẹ “chạy” để được học ở một trường tốt hơn hoặc lớp có
“tiếng” hơn , thuận lợi hơn, có giáo viên dạy giỏi hơn, gọi là “chạy trường”,
“chạy lớp”. Ở Hà Nội để con vào học một trường Mầm non, nếu không “chạy”, bố mẹ
phải sắp hàng nộp đơn từ 3-4 giờ sáng mà vẫn chưa hẳn đã xin được vào học cơ
đấy!Cả một quá trình hơn 15 năm đi học từ Mẫu giáo, Tiểu học, THCS, THPT và cả Cao đẳng, Đại học người ta cũng lại phải “chạy” thầy, cô để không bị điểm kém, để đủ điểm trong các kỳ thi, để đạt danh hiệu học sinh giỏi, “chạy” để có điểm thi cao, để có tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi vv…
Ra trường rồi, có tấm bằng tốt
nghiệp nghề rồi người ta lại phải “chạy” để có việc làm, gọi là “chạy việc”.
Riêng “chạy việc” thì có 1001 chuyện để kể, có chuyện kể nghe mà “cười ra
nước mắt”, “chuyện thật như đùa”…
Chưa hết đâu, có việc làm rồi, vào biên chế
lại phải “chạy” để được bố trí việc làm phù hợp, “chạy” để khỏi bị thuyên
chuyển đến vùng sâu, vùng xa. Trong lĩnh vực này sôi động nhất vẫn là chuyện
“chạy” thuyên chuyển của các thầy, cô trong ngành giáo dục. Mỗi năm khi hè đến,
để chuẩn bị cho một năm học mới, công cuộc “chạy” thuyên chuyển của các thầy cô
lúc này thật sự trở thành điểm nóng của các gia đình.
Đau ốm đến bệnh viện, mặc
dù ở đó đã có “thầy thuốc như mẹ hiền” nhưng vì lo lắng cho người thân sợ chờ
đợi lâu mới được thăm khám, mới được điều trị đúng thuốc…nên người nhà lại phải
“chạy” bác sĩ để đừng tiêm nhầm thuốc, chẩn đoán nhầm bệnh, “chạy” điều dưỡng,
ytá để được họ quan tâm săn sóc hơn.
“Chạy” trong nghĩa này
cũng hết sức kỳ lạ. Có người “chạy” theo đúng nghĩa, tức là phải vận động, hết
đi gặp người này đến nhờ vã người kia, có khi chỉ “chạy” để làm sao mời được
người ta đi uống với mình một cốc bia, đi “nhậu” với mình một bữa để thưa
chuyện cũng đã là chuyện khó vì việc uống bia và “nhậu” của các “xếp” hàng ngày
đều đã lên lịch cả rồi, nên mời được là khó lắm, là hạnh phúc lắm lắm! Nhưng
lại có người “chạy” mà chỉ ngồi một chỗ, ấy là họ áp dụng công nghệ thông tin -
số người này ít thôi. Chỉ ngồi một chỗ nhưng họ có thể điều khiển được công
việc, thế mới biết thời @ con người ngày càng văn minh, hiện đại! Chỉ vài cú
điện thoại thôi là là nhận tiền “chạy” của đối tác khoẻ re.
Câu cửa miệng của
những người tham “chạy” theo khái niệm mới này thường là “trăm sự, vạn sự nhờ
bác giúp cho em, hết bao nhiêu em cũng chiều”.
Thế nhưng, nếu
trong thể thao muốn tham gia “chạy” phải có sức khỏe, phải có kỹ thuật, thì
trong khái niệm “chạy” này phải có tiền, phải có người chỉ đường, đưa lối. Nếu
không đừng nói chuyện “chạy”.
“Chạy” theo khái niệm này
nói ra thì thật ngại vì tiêu cực quá, nhưng mặt trái của nó nghĩ lại thấy hóa
hay, vì:
Rất nhiều người nhờ “chạy” mà có công
ăn việc làm
Nhiều người nhờ “chạy” mà
có chức tước. bổng lộc.
Lại nhiều người nhờ
“chạy” mà giàu có lên.
Chỉ có người nghèo, không
có tiền thì không thể tham gia “chạy” được.
Than ôi! Căm thù cái nghèo quá đi thôi.
"Theo báo chí Thái Lan, chính phủ nước này đang xem xét kế hoạch đào
các mương nước xuyên qua năm đường phố lớn ở Bangkok nhằm tháo nước từ
phía bắc chảy sang phía đông thành phố và ra biển."
..
của phái nam trong ngày hôm nay. Chúc chị gặp nhiều may mắn hơn, hạnh
phúc hơn, nhiều niềm vui, nhiều điều tuyệt diệu hơn.
Gửi tặng chị tranh phong cảnh làng quê và tranh quốc hoa để nhớ về quê hương VN chị nhé
chị ơi trang trí hình dễ lắm không khó như mình tưởng đâu chị, chị mở trang web đó ra rồi chọn hình mẫu nào mình thích sau đ..
niệm đầy ý nghĩa này PT ko ra thăm trường và Hội ngộ bạn bè, thật đáng tiếc
biết bao. Nhưng có một điều may mắn,an ủi là ngày 9/9/ 2011 vừa rồi, theo hầu “bà
nghè” Nga nhận bằng đã không quên nhờ “nhiếp ảnh gia” ghi lại kỷ niệm về
mái trường thân yêu. Thật cảm ơn TT vô cùng. Sau chuyến này chiếc máy ảnh
đó đã rời chủ nó mà ra đi. Ôi thật tiếc vô cùng.
Chúc thượng lộ may mắn nhé! Good Luck for Your trip!