Những con số ám ảnh
…Tháng 7… và hôm
nay 27/7 -
những tháng ngày Tri ân. Tổ quốc và nhân dân tri ân những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh xương
máu giành lại độc lập tự do. Đoàn thể Tri ân, người người Tri ân… Dẫu cho vòng
quay của nhịp sống số đang hối hả cuốn hút con người vào vũ điệu cuồng nhiệt
của thời đại @ thì ngày 27/7 chắc chắn cũng sẽ nhắc nhở chúng ta đừng sao nhãng với cõi tâm
linh thiêng liêng này… Và tôi lại nhớ đến những con số ám ảnh.
Theo nhiều nguồn thông tin hiện tại, cả
nước có 2098 nghĩa trang liệt sĩ. Đó là những
nơi yên nghỉ của hàng triệu anh hùng có danh tính và vô danh tín. Tất cả đã hoá
thân vào đất vào quê hương, xứ sở. “Tên anh đã thành tên đất nước…Anh chẳng để
lại chi trước lúc lên đường/ chỉ để lại dáng đứng Việt Nam tạc vào thế
kỷ”.
Trong số đó, Quảng Trị có đến 72 nghĩa trang liệt sĩ. Trong đó có hai nghĩa trang quốc gia là nghĩa
trang Trường Sơn và Đường 9; và có “hai nghĩa trang không bia mộ là Thành cổ
Quảng Trị và dòng sông Thạch Hãn”. Chỉ riêng nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn đã
có 10.263 người con từ mọi miền Tổ quốc đang
nằm lại nơi mảnh đất Quảng Trị - luỹ thép kiên cường của cuộc chiến chống Mỹ và
tay sai xâm lược ngày ấy. Nhắc đến chiến trường Quảng Trị là nhắc đến Thành Cổ.
Những người lính hạnh phúc trở về từ “mùa hè đỏ lửa” 1972, gần 40 năm sau chắc chắn không ai quên 81 ngày đêm khốc liệt và bi tráng. Lịch sử Thành Cổ đã được viết
bằng máu nhuộm đỏ từ “chảo lửa của chiến tranh”. Đó là “Một mùa hè đỏ lửa đã biến Thành Cổ Quảng Trị thành một
đài tưởng niệm bất tử và vĩnh hằng về khát vọng hoà bình, độc lập thống nhất,
bằng tim và ý chí của những người lính trẻ”. Số liệu cho biết,
thị xã Quảng Trị bị đánh với 328.000 tấn bom đạn, 9.552 nghìn viên đạn pháo
105mm, 55.000 viên đạn pháo 155 mm, 8.164 viên đạn pháo 175mm, hơn
615.000 viên đạn hải pháo Mỹ, 2.240 lần oanh tạc của không quân (tổng số
bom đạn trong 81 ngày đêm bằng sức công phá của 7 quả bom nguyên tử Mỹ ném
xuống Nhật Bản 1945). Có ngày số bom Mỹ ném ở Quảng Trị vượt xa số bom Mỹ ném
trên toàn miền Nam
trong các năm 1968-1969. Dữ dội nhất là ngày 25/7, thị xã phải chịu 5000 quả đạn
pháo… Với quân số của ta , tính ra mỗi người phải hứng chịu 100 quả
bom và 200 quả đạn pháo.“Và Thành cổ Quảng Trị, 36 năm
sau ngày im tiếng súng bom, chưa ai biết đích xác có bao nhiêu người lính đã
nằm lại đây, có số liệu bảo hơn một vạn, có tài liệu bảo hơn một vạn rưỡi, nhưng
tại nghĩa trang Thành cổ chỉ chưa đến một ngàn nấm mộ, hầu hết là vô danh.’’Họ là
những chiến sĩ trẻ mười chín đôi mươi vừa rời giảng đường Đại học, xếp bút nghiên
lên đường theo tiếng gọi của non sông. Có một lực lượng chưa kịp thi tốt nghiệp
cấp 3, chưa kịp chia tay mùa phượng cuối đã vội khoác ba lô vào Quảng Trị (
trong đó có bạn học cùng lớp , cùng trường của tôi). “Ngày đó, hàng vạn người
lính bơi qua sông Thạch Hãn vào Thành cổ và nhiều người đã vĩnh viễn nằm lại
với dòng sông, để rồi cựu chiến binh Lê Bá Dương ngày hòa bình trở về chất đầy
một thuyền hoa huệ trắng thả xuống sông viếng bạn bè, và từ tim anh, những câu thơ
yêu thương ứa máu dành cho đồng đội:
Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ,
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm,
Có tuổi hai mươi thành sóng nước,
Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm...”
Chiến tranh đã lùi dần vào quá khứ. 36 năm qua Quảng Trị cũng như
đất nước thân yêu đã bình yên và phát triển theo định hướng XHCN. Biết bao điều
đã khép lại để mở tiếp trang mới bước vào Hội nhập. Nhưng biết bao nỗi nhức
nhối trong lòng những người mẹ, người vợ, người con, đồng đội, bè bạn… của hàng
triệu liệt sĩ vẫn chưa khép lại. Những con số vẫn ám ảnh tôi. Có tài liệu nói
kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cả nước có 3 triệu Liệt sĩ. Nhớ lại đọc Tháng
tư miên man tuỳ bút ( nhà văn Vũ Ngọc Tiến) có đoạn
“…Cái giá phải trả cho sự kiện này không nhỏ: 1,1 triệu liệt sĩ,
trong đó 500 ngàn người có mộ được quy tập đủ danh tính, 300 ngàn người phải chịu nằm dưới mộ vô danh và 300 ngàn người vẫn chưa tìm thấy hài cốt. Ở phía bên kia cuộc chiến,
các con số tương đồng cũng đâu có thua kém và họ cũng là con dân nước Việt cả
thôi”. Những con số này khiến tôi cũng “miên man”…
Mong rằng đất nước này đừng có chiến tranh để nỗi đau đừng đến với bất cứ ai.
Nhân 27/7 - ngày Tổ quốc tri ân, xin thắp
ngọn nến tâm linh cho người nằm dưới mộ rằng: chúng tôi, tổ quốc và nhân dân
mãi biết ơn các anh! Xin thắp nén hương thơm theo gió gửi đến hương hồn
các bạn, các anh cùng trường ở phía Trường Sơn rằng: chúng tôi và các thầy, cô
giáo các thế hệ luôn nhớ đến các bạn, các anh.
Nước mắt Mẹ không còn để khóc những đứa con...
Chào chị gái Phương Thảo nhé ! Em không tài nào vào nhà chị được, hôm trước còm mãi ko được, hôm nay mạng mới cho, chị ơi sao chị không chuyển sang nhà mới hở chị? BD cạm ơn chị đã ghé thăm và chia sẻ cùng BD nhé ! Chúc chị sức khỏe thành đạt và hạnh phúc nhiều nha chị !
mùa của em là con gái mình đó PT ơi
mẽ lên để lo cho con, đừng vì ưu sầu mà ngã quỵ nhé. X và các bạn luôn
luôn nhớ PT và mong PT khỏe, hạnh phúc.
Em chúc chị mọi sự an lạc chị nhé
Hồi sáng em comt có đến 6 lần mà vẫn ko được, bây giờ em comt lại ko biết có được ko
Ngắm hoa cho mau khỏe chị nhé!
Thắp nén hương cho người đã khuất....
Em tham chị chúc chị luôn vui vẻ, nhiều sức khỏe để công tác tốt và luôn hạnh phúc chị nhé
xin thắp một nén nhang gửi đến các anh
Em chúc chị thân tâm an lạc chị nhé!
Đáy sông còn
đó bạn tôi nằm," Câu thơ sống mãi cùng năm tháng Bạn tôi ngày đó giạt về đâu Đôi bờ hoa cỏ xanh man mác Có nắm xương tàn của bạn tôi?
Em qua chúc chị trưa ngon giấc và chiều thật vui nhé!
phó Thủ tướng Jiší unek (2007 - ảnh được giải thưởng danh dự của cuộc
thi ảnh báo chí Czech, ở hạng mục “Người của công chúng”).
300 ngàn ng ườ i ph ả i ch ị u n ằ m d ướ i m ộ vô danh và 300 ngàn ng ườ i v ẫ n ch ư a tìm th ấ y hài c ố t
kèm theo đó sẽ là 300 ngàn những gia đình, những bà mẹ, những người chị và những người con mòn mỏi trông ngóng người thân phải không chị.
Chị ơi khi đọc con những con số vô tri lòng lại thấy quặn đau chị nhỉ ở Điện Bàn quê em nhà nào cũng là gia đình liệt sỹ, nhà nào cũng có it nhất là một người thân hy sinh, riêng nhà nội em có 3 người cô là du kích đều là liệt sỹ trong đó có 1 người cô bị địch bắt, chôn sống tư thế đứng thẳng chừa cái đầu lên rồi cho xe máy cày ủi đứt đầu luôn chị ạ, dã man lắm, năm đó do bị chỉ điểm nên địch nó bắt và chôn sống hàng loạt vậy đó chị
Mấy câu thơ này của Nguyễn Trung Nguyên em đọc thấy xúc động
em chép lại chị cùng đọc chị nhé
Chiều Trường Sơn lộng gió đại ngàn
Hồn lính trẻ – đồng đội già khóc bạn
Thằng mất tuổi tên – đứa không còn xác!
Đất nước nầy hạt bụi hóa linh thiêng
Hàng dọc – hàng ngang, đồng đội điểm danh
Những nấm mồ xếp hàng ra trận
Nén nhang trắng khóc tụi mầy lần cuối
Mai gặp nhau rồi… cùng thét xung phong !
Em vui vì chị đã nguôi nỗi buồn để viết bày nhân ngày 27/7. Chị giữ gìn sức khỏe để tuần này làm lễ 49 ngày cho ba thật chu đáo chị nhé
NguyenDoanManh
18:01 29-07-2011
Đò xuôi Thạch Hãn Ơi... Chèo nhẹ . M xem lại thì ơi chứ không phải
Xin . Bài viết của..